Thứ Sáu

MẪU HÌNH Cup and Handle



Mô hình đồ thị Chiếc cốc và Tay cầm (Cup and Handle)

Mô hình Cup & Handle (chiếc cốc và tay cầm) xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng tăng giá và nó củng cố xu hướng đó của thị trường. Mô hình này gồm hai phần: phần “cốc” và phần cái “tay cầm”. Về lý thuyết lý tưởng thì mô hình “cốc” kéo dài trong 1 đến 6 tháng còn mô hình “tay cầm” kéo dài trong 1 đến 4 tuần. Phần cốc hình thành sau một đợt tăng giá của thị trường và có dạng đáy vòng xuống. Khi mô hình “cốc” hoàn thành một mô hình khung giao dịch sẽ tiếp tục hình thành ở phía bên phải và tạo nên cái “tay cầm”. Tuy nhiên trong thực tế điều lý tưởng hiếm xảy ra và vì thế nếu nhà đầu tư vận dụng mô hình để phân tích thị trường thì có thể vận dụng mô hình này ở đồ thị từ 4 giờ trở lên chứ không nhất thiết phải từ đồ thị ngày.
Thường thì tính củng cố của mô hình sẽ được đảm bảo hơn nếu xu hướng tăng giá ban đầu kéo dài trong vài tháng tức là đảm bảo nó không quá yếu. Cũng cần lưu ý với dạng của mô hình cốc: đáy của nó càng vòng càng tốt và nếu như nó quá nhọn và gần giống với chữ V thì rất dễ chuyển tính chất thành mô hình đảo chiều. Một mô hình cốc hoàn hảo sẽ có hai thành cốc cao ngang nhau, độ sâu của nó hoàn lại khoảng 1/3 hoặc ít hơn mức tăng giá trước đó, tất nhiên điều này ít khi xảy ra. Với thị trường có độ bất ổn lớn thì mức hoàn lại có thể trong khoảng 1/3 đến 2/3.

Mô hình “tay cầm” làm cho đợt gia tăng giá ở bên phải “cốc” ngừng lại và biến động nhỏ trong một khung giao dịch và có thể kéo lùi giá lại một chút so với thành “cốc”.Toàn bộ chiều cao của khung thường đạt mức 1/3 chiều cao “cốc”. "Breakout" xuất hiện sẽ phá vỡ mức kháng cự và tiếp tục xu thế tăng giá của thị trường.

Mục tiêu giá sau điểm breakdout thường bằng 10% đến 15% so với độ sâu của chiếc cốc.

Trong quá trình hình thành chiếc cốc hình chữ U thì đường chỉ báo volume cũng thường có hình dáng chữ U.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét